HanoiCameraman – Chothuemayanh.com

Top 8 góc chụp ảnh bạn cần biết

Top 8 góc chụp ảnh bạn cần biết

Trong thời đại mà mọi người có thể dễ dàng chụp ảnh bằng điện thoại di động, việc tạo ra những bức ảnh đẹp và ấn tượng đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Tuy vậy , nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc chọn lựa góc chụp thích hợp để tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng HanoiCmeraman – đơn vị cho thuê máy ảnh tại Hà Nội tìm hiểu các góc chụp ảnh cơ bản để áp dụng chúng để tạo ra những bức ảnh đẹp mắt nhất. Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Chọn góc chụp ảnh phù hợp

Góc chụp là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cũng như độ đẹp của mỗi bức ảnh, với góc quay phim, góc quay cũng quyết định rất nhiều đến chất lượng bộ phim,  được hiểu là góc nhìn từ máy quay tới chủ thể được quay sao cho chiều dài, chiều rộng và chiều sâu được cân xứng với nhau. Các hình ảnh được thể hiện trong các góc quay đó cũng là những hình ảnh mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh nhỏ.

Chắc chắn rằng, nếu bạn có thể lựa chọn, căn chỉnh được góc chụp tốt, sáng giá thì chắc chắn những buổi chụp hình sẽ đạt hiểu quả cao, chất lượng tốt, cũng như quá trình ghi hình sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên với những bạn mới tập chụp ảnh chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc lựa chọn góc quay, chụp cũng sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Việc lựa chọn góc chụp chưa tốt sẽ khiến khung hình của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, không ấn tượng.

1. Góc chụp cận cảnh (  Macro)

Ảnh cận cảnh hay còn gọi là chụp ảnh Macro, đây là chế độ cho phép chụp đối tượng có kích thước nhỏ ở khoảng cách rất gần. Chế độ này luôn gây hứng thú cho người dùng bởi nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ về các đối tượng thân thuộc như hoa, cỏ, mầm cây, con trùng nhỏ hay thậm chí là con người… Góc chụp cận ( Macro ) này thường hay để chụp những sản phẩm trang sức có những chi tiết nhỏ mà chúng ta cần cho khách hàng nhìn rõ hơn .

Ảnh cận cảnh :

2. Góc chụp chính diện (Eye Level)

Góc chụp chính diện là góc chụp ở độ cao ngang tầm mắt với đối tượng. Đây là góc chụp phổ biến nhất và mang lại cảm giác tự nhiên.

ảnh chân dung đẹp

Ảnh chụp chính diện :

3. Góc chụp toàn cảnh

Đây là một lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn kể câu chuyện của riêng bạn. Ảnh chụp xa cho phép người xem thấy cả chủ thể và không gian xung quanh nhân vật trong ảnh. Người xem có thể cảm nhận được một phần cuộc sống của nhân vật dựa vào việc xem toàn cảnh vật của bức ảnh .

4. Góc chụp cao (High Angle)

Ảnh chụp ở kiểu góc này tạo ấn tượng và làm cho chủ thể trở nên nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh. Nếu bạn muốn chủ thể trông nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn thì góc cao chính là một lựa chọn vô cùng hợp lý.

Ảnh chụp cao:

5. Góc chụp Thấp (Low Angle)

Ngược lại với góc chụp cao, góc thấp tạo thêm tính chủ quan cho cảnh. Thay vì hướng thẳng về phía trước, máy ảnh hướng ống kính lên đối tượng từ một góc thấp. Điều này có thể tạo cho người xem cảm giác đối tượng chính đang ở vị trí cao hơn so với một đối tượng khác. Góc thấp thường được sử dụng để tạo cảm giác uy quyền.

Ảnh chụp thấp:

6. Góc chụp trung cảnh ( The Medium Shot )

Trung cảnh là góc chụp được nhiều người sử dụng nhất. Ở góc chụp này, đối tượng được chụp từ đầu gối hoặc thắt lưng đến đỉnh đầu. Khung ảnh chụp sẽ bao gồm chủ thể và hậu cảnh. Khi nhìn vào bức ảnh có góc chụp này, người xem có thể dễ dàng cảm nhận về nhân vật trong bức ảnh.

7. Góc chụp Nghiêng (Dutch Angle)

Góc chụp nghiêng thường được sử dụng khi nhiếp ảnh gia muốn miêu tả sự lo lắng hay sợ hãi của đối tượng. Góc chụp này tạo ra cảm giác cuốn hút cho đối tượng khi họ là nhân vật trung tâm. Góc chụp mà máy ảnh được nghiêng đi một góc, tạo ra một bức ảnh không theo chuẩn mực thẳng đứng hoặc ngang.

Ảnh chụp nghiêng : 

8. Góc chụp ngang vai

Ảnh chụp qua vai có thể được sử dụng để thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng trung tâm và đối tượng khác. Góc chụp này là góc chụp cận cảnh một đối tượng thông qua vai của đối tượng khác và thường được chụp để truyền tải sự xung đột hoặc đối đầu. Khi muốn chụp ảnh này, bạn cần chọn vị trí đứng chụp đủ gần chủ thể như vậy mới có thể quan sát sự vật, con người khác một cách chính xác.

Ai mà hay đi du lịch khám phá các vùng đất ở Việt Nam mình, thì chắc chắn sẽ cùng chung một quan điểm rằng, không chỉ có vẻ đẹp của những văn hóa, kiến trúc do con người tạo nên, vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam thật sự đa dạng- theo kenh14.vn

Tổng kết

Trên đây là 8 góc chụp ảnh mà các nhiếp ảnh gia đang áp dụng mà bạn cần biết .Tuy nhiên, đừng quên rằng quan trọng nhất là cảm nhận và sáng tạo của riêng bạn. Hãy thử nghiên cứu và tìm ra những góc chụp ảnh độc đáo và sáng tạo nhất để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật riêng của bạn. Hanoigimbal chúc bạn thành công và đam mê trong việc chụp ảnh.

 

Exit mobile version